Tăng đột biến phôi thép nhập khẩu
28/04/2016
Giá thép ống xuất xưởng của các doanh nghiệp sản xuất thép trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên dao động từ 14,2 - 14,5 triệu đồng/tấn, trong khi giá thép thị trường vẫn giữ mức trên 16 triệu đồng/tấn.
Nhiều nhà sản xuất khẳng định vẫn đủ hàng cung cấp ra thị trường, còn việc giá thép "nhảy múa" hoàn toàn phụ thuộc ở các nhà phân phối thương mại. Trước thời điểm thép tăng giá, lượng phôi thép các DN ở Thái Nguyên nhập về đã tăng 7,5 lần so với cùng kỳ năm trước.
Dường như đoán được xu hướng tăng giá thép từ giữa tháng 3, trong quý I các DN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã nhập khẩu 77 nghìn tấn thép và phôi thép, tăng gấp ba lần cùng kỳ năm trước. Việc nhập khẩu ồ ạt như trên đã gây khó khăn lớn cho các DN sản xuất thép trên địa bàn tỉnh. Tính đến đầu tháng 3, lượng thép tồn của các DN sản xuất thép là 50 nghìn tấn, bằng 2/3 lượng sản xuất bình quân một tháng.
Khi giá thép “xoay chiều” tăng liên tục những tuần gần đây, lượng thép tồn đó lại trở thành “hàng hiếm”. Những DN sản xuất chủ động nhập hoặc ký hợp đồng nhập phôi thép, thép phế từ trước thời điểm tăng giá đã thắng lớn khi giá thép tăng. Giá phôi thép các DN đang nhập hiện dao động từ 620 – 630USD/tấn, so với đầu năm chỉ khoảng 600 – 610USD/tấn.
Mức giá niêm yết của một số DN sản xuất thép cán trên địa bàn tỉnh dao động từ 14 – 14,5 triệu đồng/tấn. Trong khi đó, giá tại các cửa hàng từ 16 – 16,5 triệu đồng/tấn. DN sản xuất thép lớn nhất tại tỉnh là Cty CP gang thép Thái Nguyên khẳng định không thiếu hàng phân phối ra thị trường. Trong quý I, lượng thép cán Cty sản xuất ra đạt trên 146 nghìn tấn. Lượng thép các DN trên địa bàn tỉnh sản xuất cũng tăng 26% đạt 226 nghìn tấn.
Với giá đầu vào tăng, ông Phạm Đức Việt – Trưởng phòng Kế hoạch kinh doanh Cty CP gang thép Thái Nguyên ước tính giá xuất xưởng khoảng 15 triệu đồng/tấn thép. Nghĩa là, để tham gia bình ổn giá thép DN phải chấp nhận bán thấp hơn giá thành sản xuất. Trong khi đó, giá thép trên thị trường vẫn tăng cao bởi biện pháp duy nhất các DN sản xuất áp dụng được là niêm yết giá.
Dường như đoán được xu hướng tăng giá thép từ giữa tháng 3, trong quý I các DN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã nhập khẩu 77 nghìn tấn thép và phôi thép, tăng gấp ba lần cùng kỳ năm trước. Việc nhập khẩu ồ ạt như trên đã gây khó khăn lớn cho các DN sản xuất thép trên địa bàn tỉnh. Tính đến đầu tháng 3, lượng thép tồn của các DN sản xuất thép là 50 nghìn tấn, bằng 2/3 lượng sản xuất bình quân một tháng.
Khi giá thép “xoay chiều” tăng liên tục những tuần gần đây, lượng thép tồn đó lại trở thành “hàng hiếm”. Những DN sản xuất chủ động nhập hoặc ký hợp đồng nhập phôi thép, thép phế từ trước thời điểm tăng giá đã thắng lớn khi giá thép tăng. Giá phôi thép các DN đang nhập hiện dao động từ 620 – 630USD/tấn, so với đầu năm chỉ khoảng 600 – 610USD/tấn.
Mức giá niêm yết của một số DN sản xuất thép cán trên địa bàn tỉnh dao động từ 14 – 14,5 triệu đồng/tấn. Trong khi đó, giá tại các cửa hàng từ 16 – 16,5 triệu đồng/tấn. DN sản xuất thép lớn nhất tại tỉnh là Cty CP gang thép Thái Nguyên khẳng định không thiếu hàng phân phối ra thị trường. Trong quý I, lượng thép cán Cty sản xuất ra đạt trên 146 nghìn tấn. Lượng thép các DN trên địa bàn tỉnh sản xuất cũng tăng 26% đạt 226 nghìn tấn.
Với giá đầu vào tăng, ông Phạm Đức Việt – Trưởng phòng Kế hoạch kinh doanh Cty CP gang thép Thái Nguyên ước tính giá xuất xưởng khoảng 15 triệu đồng/tấn thép. Nghĩa là, để tham gia bình ổn giá thép DN phải chấp nhận bán thấp hơn giá thành sản xuất. Trong khi đó, giá thép trên thị trường vẫn tăng cao bởi biện pháp duy nhất các DN sản xuất áp dụng được là niêm yết giá.
- Kệ kho thực phẩm - Top 4 loại kệ tải trọng nặng phù hợp nhất cho ngành thực phẩm21/07/2021
- 3 nguyên tắc bảo quản thực phẩm đúng cách và 4 kỹ thuật giúp quản lý kho hàng hiệu quả21/07/2021
- [CafeF] Sự bùng bổ về nhu cầu kho bãi trong năm 202120/07/2021
- Vietbuild HCM lần thứ 4 tại Nhà thi đấu Phú Thọ - Lữ Gia, Quận 1106/04/2021
- Cách lựa chọn kệ chứa hàng tối ưu nhất cho nhà kho05/04/2021